Canada là một đất nước rộng lớn có diện tích lớn thứ 2 thế giới và có nền dân chủ lập hiến. Đất nước Canada còn được biết đến với nền giáo dục chất lượng và nhiều điều thú vị về văn hóa, kinh tế, xã hội. Mỗi năm, Canada đón hàng ngàn du khách thăm quan du lịch và du học sinh đến từ các nước trên thế giới. Với biểu tượng đặc trưng là chiếc lá phong đỏ, Canada có điều gì đặc biệt đến thế? Cùng khám phá trong bài viết giới thiệu về đất nước Canada dưới đây nhé.
Giới thiệu về đất nước Canada chung nhất
Đất nước Canada là quốc gia lớn nằm ở Bắc Mỹ và nằm trong khối thịnh vượng chung Anh. Canada có điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội. Nơi đây cũng được đánh giá là một trong những quốc gia đáng sống nhất hiện nay.
Tên gọi đất nước Canada
Canada là tên gọi được bắt nguồn từ Kanata trong ngôn ngữ của người Iroquois Saint Lawrence, có nghĩa là “làng” hay “khu định cư”. Vào năm 1535, các cư dân bản địa đã sử dụng từ này để chỉ đường cho nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier khi ông muốn đến làng Stadacona. Cartier đã sử dụng từ Canada để nói toàn bộ khu vực thuộc Donnacona (tù trưởng tại Stadacona) chứ không chỉ nói riêng ngôi làng. Đến năm 1545, sách và bản đồ châu Âu đã bắt đầu gọi khu vực này là Canada.
Trong thế kỷ thứ XVII và đầu thế kỷ XVIII, Canada được sử dụng để chỉ toàn bộ vùng lãnh thổ nằm dọc theo sông Saint – Laurent thuộc Tân Pháp. Đạo luật Quebec 1774 ra đời đã mở rộng hơn lãnh thổ Canada, bao gồm cả lãnh thổ khu vực Ngũ Đại Hồ kéo xuống phía dưới sông Ohio. Đến năm 1791, người Anh đã chia khu vực phía Bắc Ngũ Đại Hồ thành Thượng Canada và khu vực truyền thống nói tiếng Pháp là Hạ Canada. Chúng được tái thống nhất thành tỉnh Canada vào năm 1841.
Đến khi liên bang hóa năm 1867, Dominion of Canada (Lãnh thổ tự trị Canada) đã được lựa chọn để làm tên pháp lý của quốc gia mới. Khi Canada khẳng định quyền tự chủ khỏi Anh Quốc, chính phủ đã sử dụng từ Canada trong các tài liệu của nhà nước và hiệp định. Sự thay đổi này đã phản ánh thông qua việc đổi tên ngày lễ quốc gia từ Dominion Day (Ngày Lãnh thổ tự trị) sang Canada Day (Ngày Canada) vào năm 1982
Lịch sử phát triển của đất nước Canada
Lịch sử phát triển của đất nước Canada đã trải qua các thời kỳ sau:
Thời tiền sử
Các nhà khoa học và khảo cổ đã phán đoán rằng người thổ dân Canada (Indian) là các tộc người du mục đến từ khu vực Ấn Độ - Tây Tạng – Trung Quốc. Khoảng 10.000 đến 12.000 năm TCN, những người này đã đến châu Mỹ. Vì để tránh bị kẻ thù săn đuổi họ đã tình cờ băng qua lớp băng mỏng trên eo biển Bering để đến Alaska. Từ đây họ đã tiếp tục di cư đến khắp châu lục Bắc Mỹ, biển Caribbean và Nam Mỹ, sau đó phát triển lên thành hàng chục ngàn bộ tộc mới.
Bên cạnh đó, khu vực này còn được cho rằng là nơi định cư của người Inuit có xuất xứ từ khu vực Siberia, Nga và di chuyển lên phía Bắc Canada từ vĩ tuyến 60o trở lên.
Khoảng 1000 năm trước, người Viking ở Bắc Âu cũng được cho rằng đã đặt chân lên Newfoundland. Tuy nhiên họ không định cư nơi đây mà trở về nước.
Thời kỳ thực dân Châu Âu
Đến cuối thế kỷ 15, một vài nhà thám hiểm đã theo chân Christopher Columbus để đến thám hiểm khu vực châu Mỹ. Đến năm 1497, John Cabot đã tuyên bố Newfoundland thuộc về Anh. Đến năm 1534, Jacques Cartier đã tìm ra khu vực sông Saint-Laurent cho Pháp. Năm 1603, Samuel de Champlain đã thành lập khu dân cư Québec trên bờ sông Saint-Laurent và trở thành thống đốc Tân Pháp.
Trong những năm này, hoạt động mua bán của các công ty Anh và Pháp đã liên tục diễn ra, điều này cũng khiến cho các cuộc tranh chấp đất đai, giành quyền kiểm soát giao thương diễn ra liên tục. Bộ tộc Hurom thân với Pháp đã bị tiêu diệt bởi bộ tộc Iroquois thân với Anh. Nhận thấy sự nguy hiểm, năm 1760, vua Pháp đã đưa nhiều chính sách để thu hút dân cư, dân cư lúc đó của Tân Pháp tăng lên 70.000 người.
Đến năm 1756, cuộc chiến tranh thứ 7 của Anh và Pháp đã nổ ra. Năm 1759, tướng James Wolfe của Anh đã tấn công thành Québec của lãnh chúa Pháp Louis Joseph de Montcalm-Gozon và giành chiến thắng. Đến năm 1760, thành Montréal đã bị Anh thu phục và năm 1763, Anh và Pháp ký hòa ước. Theo hòa ước, Pháp nhường toàn bộ thuộc địa Bắc Mỹ cho Anh.
Thời kỳ thực dân Anh
Nhà nước Tân Pháp sau khi thuộc về Anh đã đổi tên thành Quebec và vì không có sự thống nhất về ngôn ngữ nên trong nội bộ có nhiều mâu thuẫn. Thống đốc James Murray đã bỏ bớt các luật lệ của người Anh và ban cho người Pháp nhiều quyền lợi hơn.
Năm 1774, Guy Carleton đã được vua Anh giao quyền thống đốc và ra đạo luật Quebec. Theo đó, dân cư Pháp sẽ có nhiều quyền lợi hơn trong chính phủ. Năm 1775, Hoa Kỳ đã giành được độc lập, người dân Anh đã di chuyển đến Québec, từ đó khiến dân cư nơi đây tăng đáng kể và Đạo luật Hiến pháp đã ra đời.
Đạo luật Hiến Pháp đã chia Canada thành 02 tỉnh: Thượng Canada và Hạ Canada. Năm 1838, cuộc nổi loạn giữa thực dân Anh và Pháp ở 02 tỉnh Thượng và Hạ diễn ra đã khiến sự nhiều loạn diễn ra, số người chết rất cao. Điều này đã khiến vua Anh cử Lord Durham sang Canada và ra Đạo luật Hợp nhất để nhập 02 tỉnh Canada vào một.
Năm 1858, Anh đã mở rộng thêm thuộc địa British Columbia nằm ở bờ biển Thái Bình Dương, ở khu vực Tây Bắc của Bắc Mỹ.
Thành lập liên bang
Ngày 01/7/1867, John Alexander Macdonald đã thành lập Nước Tự trị Canada (Dominion of Canada) theo Đạo luật Anh Bắc Mỹ (British North America Act) gồm bốn tỉnh: Ontario, Québec, Nova Scotia và New Brunswick.
Liên tiếp những năm sau đó, các tỉnh khác cũng lần lượt gia nhập Canada: Manitoba (1870), British Columbia (1871), Prince Edward Island (1873) Alberta và Saskatchewan (1905), Newfoundland (1949).
Năm 1982, Đạo luật Canada (Canada Act) được thông qua.
Vị trí địa lý của đất nước Canada
Canada là quốc gia nằm ở phía Bắc của Bắc Mỹ và có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, sau Nga. Đất nước Canada có vị trí địa lý như sau:
Phía Nam tiếp giáp Hoa Kỳ.
Phía Tây Bắc tiếp giáp bang Alaska của Hoa kỳ.
Phía Tây tiếp giáp biển Thái Bình Dương.
Phía Bắc tiếp giáp biển Bắc Băng Dương.
Phía Đông Bắc tiếp giáp Greenland thuộc Đan Mạch.
Phía Đông tiếp giáp biển Đại Tây Dương.
Tổng diện tích Canada là 9.984.671 km2, đứng thứ hai thế giới về tổng diện tích và đứng thứ tư về diện tích đất. Canada là quốc gia có đường bờ biển dài nhất thế giới với tổng chiều dài đạt 202.080 km. Biên giới Canada – Hoa Kỳ là biên giới có độ dài nhất thế giới với chiều dài đạt 8.891 km.
Canada có địa hình đa dạng trải dài từ rừng rậm đến đồi núi, đồng bằng, núi lửa,… Theo các chuyên gia nghiên cứu thì đất nước Canada có 08 miền rừng riêng biệt với sự đa dạng sinh học cao. Đây cũng là quốc gia có nhiều hồ nước lớn và chứa nhiều nước ngọt nhất của thế giới. Bên cạnh sự đa dạng của rừng sinh học thì Canada còn phải đối mặt với nhiều dãy núi lửa và nhiều thảm họa về động đất, địa chất. Các vụ phun trào núi lửa luôn đem đến nhiều thiệt hại cho người dân và kinh tế của Canada,
Thủ phủ
Canada gồm 10 tỉnh bang và 03 vùng lãnh thổ liên bang, trải dài từ Đại Tây Dương ở phía Đông tới Thái Bình Dương ở phía Tây:
Tỉnh Bang | Thủ phủ |
Edmonton | |
Victoria | |
Winnipeg | |
Fredericton | |
St. john’s | |
Halifax | |
Charlottetown | |
thành phố Quebec | |
Regina | |
Yellowknife | |
Vùng lãnh thổ Nunavut | Iqaluit |
Whitehorse |
Đất nước Canada là một liên bang dựa trên nền quân chủ lập hiến và chế độ dân chủ nghị viện. Canada chịu sự quản lý của Nữ hoàng/Vua Anh. Tại Canada có đại diện của Nữ hoàng/Vua Anh gọi là Toàn Quyền. Chính phủ Canada được lập bởi Quốc hội do dân bầu lên.
Quốc hội gồm 02 viện: Thượng Viện (để đại diện vùng, các tỉnh bang và các sắc thái văn hóa khác nhau) và Hạ Viện (dùng để đại diện cho toàn dân chúng). Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng điều khiến Chính phủ và chủ tọa là một Nội các. Canada hiện có 04 đảng chính gồm: Đảng Bảo Thủ (Conservative Party), Đảng Tự Do (Liberal Party), Đảng Tân Dân Chủ (New Democratic Party) và Khối Québéc (Bloc Québécois).
Khí hậu tại Canada
Canada có khí hậu đa dạng với nhiều kiểu thời tiết khác nhau trải dài từ khí hậu ôn đới trên bờ biển phía Tây British Columbia đến khí hậu cận nhiệt đới ở phía Bắc. Các khu vực không giáp biển thường có khí hậu lục địa ấm áp vào mùa hè. Khu vực phía Tây có khí hậu bán khô hạn hơn. Riêng vùng đảo tỉnh bang British Columbia có kiểu khí hậu Địa Trung Hải mùa hè mát mẻ.
Thời gian tại Canada
Vì có diện tích đất rộng lớn, trải dài trên nhiều kinh độ và vĩnh độ khác nhau nên Canada cũng có nhiều múi giờ khác nhau. Đất nước Canada có tổng cộng 06 múi giờ khác nhau. Múi giờ ở điểm cực Đông Newfoundland chậm 3,5 giờ so với giờ quốc tế GMT (Greenwich Mean Time). Các múi giờ khác bao gồm:
Múi giờ Đại Tây Dương,
Múi giờ miền Đông,
Múi giờ miền Trung,
Múi giờ vùng Rocky Mountain
Múi giờ Thái Bình Dương.
Do có sự chênh lệch về múi giờ nên các tỉnh của Canada cũng có sự chênh lệch giờ giấc. Thủ đô Ottawa thuộc tỉnh Ontario có múi giờ gốc của Canada. Các múi giờ khác sẽ được tính theo sự chênh lệch so với múi giờ gốc.
Điều kiện kinh tế
Canada là một trong những cường quốc về kinh tế và là một quốc gia phát triển. Canada nằm trong nhóm 8 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất toàn cầu và là thành viên của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Đất nước Canada có một nền kinh tế toàn cầu hóa cao và có sự đa dạng hỗn hợp các ngành nghề kinh tế. Về chỉ số tự do, Canada được đánh giá xếp hạng trên Hoa Kỳ cũng như hầu hết các nước Tây Âu khác.
Canada có nhiều thế mạnh về kinh tế, trong đó, thế mạnh lớn và quan trọng nhất là thế mạnh về các ngành dịch vụ (chiếm ¾ tỷ trọng của nền kinh tế) và ngành khai thác khoáng sản. Các mặt hàng khoáng sản có tỷ lệ xuất khẩu lớn gồm thiếc và urani. Bên cạnh đó, còn có nhiều khoáng sản khác cũng được xuất khẩu nhiều như vàng, niken, nhôm, thép,…
Canada còn là quốc gia cung cấp nông sản lớn nhất thế giới với các mặt hàng như lúa mì, cải dầu cũng như các loại hạt khác. Đối với những khu vực có nông nghiệp khó khăn thì kinh tế của vùng sẽ phụ thuộc vào ngành khoáng sản hoặc chế tạo. Tỷ lệ thất nghiệp tại Canada khá thấp, thu nhập bình quân đầu người tương đối cao khoảng trên 48.000 USD.
Kinh tế Canada có tiềm lực phát triển mạnh và ít chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các cuộc đại suy thoái kinh tế. Đất nước Canada liên kết chặt chẽ với đất nước Hoa Kỳ cả về thể chế kinh tế lẫn mô hình sản xuất.
Hệ thống giáo dục chất lượng
Canada là quốc gia có nền giáo dục tốt đứng thứ 4 trên thế giới và là một trong những quốc gia đầu tư vào hệ thống giáo dục nhiều nhất. Điểm đặc biệt của hệ thống giáo dục tại Canada là cá tỉnh bang và vùng lãnh thổ sẽ tự chịu trách nhiệm về hệ thống giáo dục của khu vực. Các độ tuổi bắt buộc phải đến trường được quy định trong phạm vi từ 5-7 đến 16-18. Theo thống kê, tỷ lệ dân số biết chữ tại Canada đạt 99% dân số.
Theo một thống kê năm 2012, đánh giá thì Canada là quốc gia có trình độ học vấn cao nhất thế giới. Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế (PISA) đã chỉ ra rằng, sinh viên Canada có trình độ kiến thức, kỹ năng tốt hơn mức trung bình của OECD, đặc biệt là trong các lĩnh vực như toán học, khoa học và đọc.
Hệ thống giáo dục của Canada gồm các cấp bậc sau:
Chứng chỉ thường sẽ kéo dài một năm.
Hệ bằng cao đẳng, kéo dài từ một hoặc hai năm.
Hệ bằng cao đẳng nâng cao, kéo dài từ hai hoặc ba năm.
Hệ bằng cử nhân sẽ được tiến hành cấp sau 04 năm học toàn thời gian.
Các Chứng chỉ/văn bằng sau đại học, kéo dài từ một hoặc hai năm.
Hệ bằng Thạc sĩ, kéo dài từ một hoặc hai năm. Sau khi có bằng cử nhân, sinh viên có thể học tiếp chuyên sâu về một ngành học nhất định.
Hệ bằng Tiến sĩ, thông thường kéo dài từ bốn đến bảy năm.
Quan điểm giáo dục tại Canada là ngoài tập trung vào nghiên cứu và giảng dạy chất lượng cao thì các trường đều tạo mục tiêu cải thiện chất lượng học tập, việc làm và đời sống cho sinh viên. Các khóa học thường là sự kết hợp giữa bài giảng trên lớp và các buổi hướng dẫn ngoại khóa hoặc các buổi hướng dẫn tự học, tự thực hành tại phòng thí nghiệm. Chính sự chủ động và tạo điều kiện này đã khiến sinh viên tại Canada trở lên năng động và chuyên môn hơn.
Giới thiệu về con người Canada
Bên cạnh các đặc điểm về vị trí, kinh tế, xã hội, giáo dục tại Canada thì con người Canada cũng để lại nhiều nét ấn tượng cho những người tiếp xúc.
Con người Canada
Con người Canada có nhiều đặc điểm khiến người dân thế giới phải ngưỡng mộ và tôn trọng:
Là những người lịch sự
Con người Canada được đánh giá có tính lịch sự cao, họ tôn trọng quyền con người và biết quan tâm đến những người xung quanh. Một trong những từ họ sử dụng nhiều nhất đó là từ “sorry” vì họ không muốn làm tổn thương người khác vì bất cứ lý do gì.
Có tính công bằng cao
Canada là một quốc gia tân tiến, họ đề cao tính công bằng trong cuộc sống. Với người Canada, tất cả mọi giá trị đều đáng được trân trọng nên sự phân cấp trong xã hội, tổ chức không rõ ràng và khắc nghiệt. Do đó hầu hết các quyền lợi, nghĩa vụ đều ngang ngay bất kể tuổi tác, giới tính hay chủng tộc. Chính điều này đã khiến Canada trở thành địa điểm du học lý tưởng cho các du học sinh trên khắp thế giới.
Gần gũi và giản dị
Một trong những tính cách nổi bật khác của người dân Canada là sự giản dị, gần gũi và tự nhiên. Họ giản dị cả trong trang phục lẫn giao tiếp hàng ngày. Đối với nơi làm việc, các công ty không có yêu cầu nghiêm ngặt về trang phục, riêng ngành ngân hàng và luật thì sẽ có sự quy định nghiêm ngặt hơn. Chính sách này thể hiện được sự tôn trọng và giúp mọi người được thoải mái mặc những bộ đồ yêu thích, tự nhiên, từ đó giúp nâng cao hơn năng suất cũng như chất lượng công việc.
Trong giao tiếp hàng ngày, họ không quá khắt khe trong việc gọi tên hay họ. Bạn có thể gọi theo cách bạn thấy thoải mái nhất. Trong những lần gặp đầu tiên, họ vẫn sẽ sử dụng các từ danh xưng như Mr/Ms/Dr,…để thể hiện sự tôn trọng.
Đề cao sự riêng tư
Sự riêng tư cũng được người Canada rất tôn trọng. Họ luôn có xu hướng đề cao tính cá nhân và tôn trọng không gian của người khác. Người Canada thường chỉ ôm xã giao khi gặp mặt sau đó sẽ không có hành động thân mật khác, bởi vì điều này sẽ khiến họ không thoải mái. Khi bạn muốn sử dụng tài sản gì của người khác thì hãy xin phép trước. Ngoài ra, các hành động gây rối, cắt ngang, la hét, nói to sẽ không gây được thiện cảm đối với người Canada.
Tôn trọng và khiêm nhường
Người Canada rất khéo léo, lịch sự và đúng giờ. Họ luôn tuân thủ trật tự xã hội tốt và tôn trọng các quyền lợi của người khác. Trong giao tiếp, trao đổi hàng ngày họ cũng rất ít khi bộc lộ sự không tinh tế, to tiếng hay lấn áp. Họ luôn biết cách giữ chừng mực, đôi khi điều này lại khiến người khác cảm thấy xa cách.
Yêu thiên nhiên, yêu môi trường
Người Canada có tính yêu rất lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hùng vĩ của họ. Chính vì vậy họ luôn hết mình bảo tồn và phát triển thiên nhiên, môi trường. Các gia đình Canada thường thích đến công viên hoặc tổ chức cắm trại trong các khu rừng.
Mức sinh hoạt phí tại Canada
Canada là một quốc gia có mức sống tương đối cao do đó các chi phí để sinh sống, định cư hay du học tại đây cũng không hề rẻ. Chi phí sinh hoạt còn tùy thuộc vào từng bang mà sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên có thể nhìn chung chi phí sinh hoạt tham khảo tại Canada như sau:
Chi phí thuê nhà ở
Chi phí thuê nhà ở tùy thuộc vào từng bang, từng khu vực, vùng miền. Nếu bạn lựa chọn thuê nhà trong thành phố thì sẽ tốn kém nhiều chi phí hơn so với việc thuê nhà ở ngoại ô. Giá thuê căn hộ 03 phòng ngủ, trung bình sẽ khoảng $1.200 – 1.500/tháng.
Đối với sinh viên, du học sinh thì có thể lựa chọn hình thức ở ký túc xá hoặc homestay. Giá thuê ký túc xá dao động từ $250 – $650/tháng, còn thuê homestay là $50 – $130/tháng.
Chi phí di chuyển
Có nhiều phương tiện để di chuyển tại Canada, tuy nhiên xe bus, taxi và tàu điện ngầm là 03 phương tiện được lựa chọn nhiều nhất. Giá vé xe bus là rẻ nhất khoảng $140/tháng, còn giá taxi khá đắt nên trừ những trường hợp khẩn cấp thì không nên sử dụng để tiết kiệm chi phí. Nếu bạn muốn mua xe oto thì có thể mua xe từ $3,000 - $5,000 là phù hợp với phí bảo hiểm là $200 - $900/tháng.
Chi phí ăn uống
Trong các khoản chi phí thì ăn uống được xem là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất. Giá của thực phẩm khá cao và có sự thay đổi theo mùa vụ, thời gian. Bên cạnh đó, giá của các món ăn tại nhà hàng cũng tương đối cao nên nếu có thể tự nấu nướng thì bạn nên mua thực phẩm về chế biến. Giá một số thực phẩm như sau:
Sữa (1 lít): 2.30 CAD
Bánh mì gối (500gr): 2.80 CAD
Trứng (hộp 12 quả): 2.99 CAD
Gạo (1kg): 2.94 CAD
Nước (chai 1,5 lít): 2.22 CAD
Khoai tây (gói lớn 1kg): 2.23 CAD
Các chính sách cho du học sinh, người nhập cư nước ngoài
Canada là một đất nước mở cửa với nhiều chính sách hấp dẫn, thuận tiện và tạo điều kiện tốt cho du học sinh và những người nhập cư nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm: Định cư Canada có thể hết bao nhiêu chi phí
Chính sách cho du học sinh
Vì Canada có nền giáo dục chuyên nghiệp, cao cấp đứng thứ 4 trên thế giới nên số lượng du học sinh đến học tập và làm việc tại đây mỗi năm là rất lớn. Du học sinh ngoài việc học tập tại trường thì có thể làm thêm sau 06 tháng với thời gian 20 giờ/tuần trong năm học và 40 giờ/tuần trong các kỳ nghỉ nhưng vấn phải đảm bảo kết quả học tập.
Sau khi kết thúc chương trình học thì du học sinh có thể ở lại làm việc từ 8 tháng đến 3 năm tùy vào thời gian học. Tại Canada có nhiều chương trình định cư dành cho du học sinh như:
Chương trình Express Entry dành cho lao động có tay nghề cao.
Chương trình định cư theo từng bang.
Chương trình định cư tại vùng Atlantic
Chương trình Rural and Northern Immigration Pilot,…
Du học sinh có 02 hình thức xin visa khi thực muốn đến Canada, bao gồm:
Visa chứng minh tài chính.
Visa không chứng minh tài chính, đây là visa ưu tiên dành cho du học sinh có điểm IELTS từ 6.0 trở lên.
Chính sách cho người nhập cư
Canada cho phép người nhập cư sinh sống và làm việc tại bất kỳ vùng lãnh thổ và tỉnh, bang nào mà không phải chịu sự cam kết, ràng buộc giữa các khu vực. Hiện nay có nhiều chương trình định cư được áp dụng tại Canada, nhưng có 02 chương trình thường được lựa chọn nhiều nhất gồm: chương trình định cư Start up Visa hoặc Express Entry.
Chương trình định cư Start up Visa: Đây là chương trình định cư dành cho các doanh nhân có ý tưởng kinh doanh sáng tạo, có khả năng tạo ra và duy trì việc làm cho người dân. Quy trình định cư này khá linh hoạt, thời gian thụ lý nhanh và có tỉ lệ đậu cao.
Chương trình định cư Express Entry: Đây là chương trình định cư dành cho lao động lành nghề. Chương trình định cư này có tỷ lệ cạnh tranh cao đồng thời có nhiều yêu cầu khó hơn, toàn diện hơn.
Văn hóa Canada
Bên cạnh các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, con người thì Canada còn sở hữu một nền văn hóa đa dạng và đặc sắc.
Biểu tượng đặc trưng của đất nước Canada
Biểu tượng nổi tiếng nhất của Canada là hình ảnh lá phong đỏ. Là phong đỏ được xem là linh hồn của đất nước này đồng thời đây cũng là biểu tượng hiện diện không ngừng trong đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội.
Nhờ có cây phong lá đỏ, Canada mới sản xuất được siro lá phong nổi tiếng và thực hiện xuất khẩu tới hơn 50 quốc gia. Bên cạnh đó, vào mỗi mùa thu các khu rừng lá phong đỏ rực tung bay giữa đất rừng là yếu tố thu hút số lượng lớn khách du lịch.
Vào cuối thế kỷ thứ 18, lá phong được sử dụng là biểu tượng không chính thức của Canada. Đến năm 1965, lá phong đỏ đã chính thức trở thành họa tiết trên nền quốc kỳ của Canada. Là phong đỏ còn là tượng trưng cho sức mạnh, nét văn hóa và lịch sử lâu đời của Canada đến với thế giới. Bên cạnh lá phong đỏ, Canada còn có nhiều biểu tượng khác như hải ly, nỗng, vương miện,…
Ngôn ngữ tại Canada
Canada sử dụng 02 ngôn ngữ chính là tiếng Anh và tiếng Pháp. Hai ngôn ngữ này có địa vị ngang nhau trong các tòa án liên bang, nghị viện và toàn bộ các cơ quan liên bang. Các công dân đều có đủ quyền, nghĩa vụ, nhu cầu nhận các dịch vụ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Theo thống kê thì có đến 60% người dân Canada sử dụng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, 22% dân số còn sử dụng tiếng Pháp. Bên cạnh đó còn có một số ngôn ngữ không chính thức như tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Ý,…
Nét đặc trưng về ẩm thực
Canada có nền ẩm thực đa dạng, độc đáo và nổi tiếng. Nơi đây có những món ăn đặc sản trở thành biểu tượng và được người dân khắp thế giới yêu thích. Là một đất nước của những chiếc lá phong, Canada sớm nổi tiếng với món siro lá phong. Món siro này có hương vị thơm ngọt, thanh khiết, được sử dụng để làm các loại bánh truyền thống như bánh kếp, bánh quế, bánh mì nướng. Siro còn được sử dụng để làm các loại gia vị tự nhiên như bơ, đường, kẹo,…
Bên cạnh siro lá phong, Canada còn nổi tiếng với rượu vang đá, tôm hùm, ốc vòi voi và dầu hạt cải. Đây còn là những thực phẩm xuất khẩu có giá trị, đem về nguồn lợi lớn cho dân cư Canada. Ngoài ra, mỗi vùng miền, mỗi tỉnh, bang đều có các món ăn đặc sản khác nhau như: món bánh đường cây phong của Quebec, phô mai và bagel truyền thống của Oka, thịt bò Alberta, bánh Nanaimo và cá hồi nướng trên tấm gỗ tuyết tùng của British Columbia,…
Các văn hóa đặc biệt
Canada có nền văn hóa đa dạng và độc đáo, đến với nơi đây bạn có thể bắt gặp những nét văn hóa ấn tượng như:
Thừa nhận kết hôn đồng giới trên toàn lãnh thổ từ năm 2015.
Có nhiều chính sách xã hội nhằm đảm bảo cuộc sống cho người dân như: chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cấm án tử hình, hạn chế nghèo đói, kiểm soát chặt chẽ vũ khí,,..
Nghệ thuật thị giác nổi tiếng, pha trộn nghệ thuật Châu Âu với nét văn hóa thổ dân lục địa Bắc Mỹ.
Hút thuốc công cộng là phạm pháp tại các khu vực như nhà hàng, cửa hàng tiện lợi, văn phòng, bệnh viện,..
Văn hóa tiền típ, số tiền típ quy chuẩn là 15% - 20% tổng hóa đơn.
Khúc côn cầu, Lacrosse và bóng rổ là những môn thể thao ưa chuộng nhất,…
Lý do khiến Canada trở thành quốc gia đáng sống nhất trên thế giới
Canada được bạn bè thế giới đánh giá là quốc gia đáng sống nhất trên thế giới với nhiều điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, giáo dục,… có chất lượng hàng đầu.
Đất nước thân thiện và hùng vĩ
Canada được biết đến là một đất nước hùng vĩ với diện tích đất rộng lớn, thiên nhiên đa dạng và trải rộng với nhiều nét đặc biệt. Đây cũng là một trong những đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh và nhiều ngọn đồi hùng vĩ nhất thế giới. Mỗi năm Canada có thu hút hàng triệu khách du lịch, nhất là vào mùa thu phong lá đỏ tại Quebec hay mùa xuân hoa anh đào tại Vancouver.
Canada là một quốc gia thân thiện với nền văn hóa đa dạng, nơi đây có tỷ lệ nhập cư cao nhất thế giới. Chính phủ Canada đã thúc đẩy chủ nghĩa đa văn hóa, biến Canada trở thành đất nước lý tưởng, công bằng, tôn trọng và hòa hợp.
Một trong những điều đặc biệt tại Canada là việc đất nước này ủng hộ mạnh mẽ với cộng đồng LGBT. Năm 2015, Canada chính thức hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Phụ nữ cũng được tôn trọng và có tiếng nói mạnh mẽ tại Canada. Các quyền cơ bản như bầu cử, tiếp cận kiểm soát sinh sản và phá thai của phụ nữ cũng được thiết lập và bảo mệ mạnh mẽ từ lâu tại Canada. Tỷ lệ lao động của phụ nữ trong nền kinh tế là khá lớn đồng thơi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ đạt tới 82%.
Kinh tế phát triển, điều kiện sống chất lượng
Kinh tế Canada được xếp hạng cao, đứng thứ 10 trên thế giới. Sản lượng GDP đầu người mỗi năm khá cao, trên 48.000USD. Canada là đất nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên dịch vụ lại là ngành có tỷ trọng cao nhất, đem đến nguồn thu lớn cho đất nước.
Bên cạnh đó, ngành công nghệ là ngành phát triển nhanh chóng nhất tại Canada đem lại nguồn thu lớn và kể cả việc làm cho rất nhiều lao động. Chính phủ còn có nhiều hỗ trợ và đầu tư vào ngành này. Các phòng thí nghiệm Sidewalk của Google, Shopify, Salesforce và Facebook cũng được thiết lập tại đây.
Nền giáo dục hiện đại
Canada được đánh giá là quốc gia có nền giáo dục chất lượng cao, hiện đại và tiên tiến bậc nhất. Người dân Canada chi tiêu cho giáo dục rất nhiều. Hệ thống giáo dục công lập của Canada được đánh giá là hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới. Nơi đây còn là quê hương của một số trường đại học hàng đầu thế giới như Đại học McGill, Đại học Toronto, Đại học McMaster và Đại học British Columbia.
Hàng năm, Canada đón rất nhiều sinh viên ngoại quốc đến học tập cũng như sinh sống, làm việc. Các chính sách dành cho du học sinh cũng đều rất hợp lý và ưu đãi. Sinh viên có thu nhập thấp có thể được đài thọ học phí một phần hoặc toàn bộ.
Các dịch vụ y tế miễn phí
Đất nước và người dân Canada rất quan tâm đến sức khỏe, do đó họ đầu tư chi phí cho khám chữa bệnh là rất lớn. Theo thống kê, người dân Canada có mức sống và tuổi thọ thuộc hàng top của thế giới.
Một điều đặc biệt tại đây là hầu hết các dịch vụ thăm khám chữa bệnh, điều trị cơ bản đều được chính phủ chi trả 100% viện phí. Tất cả các đối tượng đều được áp dụng chính sách này. Riêng đối với những người cao tuổi trên 65 tuổi còn nhận được các khoản trợ cấp xã hội và thuốc phát miễn phí có kê đơn từ bác sĩ.
Có nên định cư tại Canada hay không?
Định cư Canada là lựa chọn của nhiều người bởi nơi đây vừa có kinh tế phát triển, giáo dục chất lượng, con người thân thiện và có nhiều chính sách phù hợp cho người nhập tư. Tuy nhiên, mỗi người, mỗi gia đình sẽ có những điều kiện và yếu tố phù hợp với các chương trình định cư khác nhau. Để được tư vấn chương trình phù hợp, bạn hãy liên hệ với Định cư Atlantis. Đây là một trong những công ty chuyên tư vấn visa, hỗ trợ định cư Canada chất lượng và phù hợp.
Đến với Định cư Atlantis, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:
Được tư vấn miễn phí bởi các chuyên gia là thành viên của ICCRC (Hội đồng tư vấn nhập cư Canada). Những chuyên gia này có toàn quyền xử lý hồ sơ trước khi chuyển tới Bộ Di trú Canada.
Đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi đến làm hồ sơ hoặc thực hiện định cư tại Canada.
Hỗ trợ thanh toán nhiều lần theo từng tiến độ để giúp khách hàng đảm bảo tài chính, luôn đảm bảo sự minh bạch trong chương trình, quy định, quy trình, hợp đồng.
Nhận được các thông tin ưu đãi, chính sách nhanh chóng từ chính phủ.
Được hỗ trợ từ A – Z, từ việc tư vấn lựa chọn các chương trình định cư cho đến việc hoàn thiện hồ sơ.
Đảm bảo tỷ lệ thành công cao, hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến hồ sơ để đạt được kết quả như mong đợi.
Giá cả cạnh tranh và phù hợp với thị trường.
Trên đây là thông tin giới thiệu về đất nước Canada – một trong những quốc gia đáng sinh sống nhất trên thế giới. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm thông tin về chính sách hay các chương trình định cư tại Canada thì hãy truy cập website: https://www.dinhcuatlantis.com/ của Định cư Atlantis. Nhanh tay liên hệ để được tư vấn và nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé.