top of page

Các loại bệnh nào không được nhập cư ở Canada?


Danh sách bệnh không được nhập cư vào Canada giúp đương đơn chuẩn bị tốt hơn cho kế hoạch định cư tại đây. Dưới đây là nhóm bệnh không được nhập cư vào Canada.


Danh sách bệnh không được nhập cư vào Canada đang là từ khóa được tìm kiếm rất nhiều hiện nay. Nền kinh tế phát triển và chính sách phúc lợi xã hội cao đã biến vùng đất này trở thành miền đất hứa của hàng triệu người. Số lượng người muốn nhập cư lớn khiến Chính phủ Canada phải siết chặt các quy định để đảm an ninh an toàn, trong đó có các quy định về tình trạng sức khỏe. Dưới đây là danh sách những loại bệnh không được nhập cảnh vào Canada.




1. Danh sách bệnh không được nhập cư vào Canada

Chính phủ Canada quy định, người nhập cư sẽ bị từ chối nhập cảnh nếu mắc phải một số bệnh sau đây:


1.1. Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm là những căn bệnh có thể lây nhiễm từ người sang người theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Những người mắc bệnh này sẽ không được phép nhập cư vào Canada. Bao gồm:

- HIV/AIDS.

- Các bệnh lây lan qua đường tình dục.

- Viêm đường hô hấp và những bệnh do virus gây ra.

- Bạch hầu, ho gà, cúm, lao phổi.

- Viêm não virus, viêm màng não, viêm não Nhật Bản, bệnh dại.

- Sởi, thủy đậu, chân tay, miệng, uốn ván, quai bị.

- Những loại bệnh do virus Herpes gây nên.

- Bệnh ngoài da nặng như phong, viêm da mụn mủ,...

- Các bệnh giun sán.

- Viêm gan, viêm tim, viêm miệng,...


1.2. Một số căn bệnh khác

Ngoài những căn bệnh kể trên vẫn còn một số căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao khác sẽ được cân nhắc như ung thư, tiểu đường, tim mạch... Phần lớn những căn bệnh này là bệnh mãn tính, khó có khả năng chữa khỏi và rất có thể sẽ trở thành gánh nặng cho hệ thống dịch vụ tại Canada. Do đó, nếu đang mắc phải những căn bệnh thuộc danh sách này, khả năng cao là sẽ không thể nhập cư vào Canada.


2. Một số thông tin về thủ tục khám sức khỏe khi chuẩn bị hồ sơ nhập cư vào Canada


Không một đất nước nào muốn chào đón người nhập cư đang mầm bệnh có khả năng lây lan và ảnh hưởng tới sức khỏe của công dân quốc gia mình. Vì vậy, để xác định xem liệu bản thân có mắc phải một số căn bệnh thuộc danh sách không được nhập cư trên hay không, Chính phủ Canada yêu cầu bắt buộc phải chứng minh tình trạng hiện tại thông qua giấy khám sức khỏe. Dưới đây là một số thông tin cần biết về thủ tục khám sức khỏe khi làm hồ sơ định cư Canada.

Những giấy tờ cần có khi xin nhập cư vào Canada

Dù nhập cư Canada theo hình thức nào, du học sinh hay lao động tay nghề cũng cần chuẩn bị một số giấy tờ sau để hoàn thành thủ tục khám sức khỏe:

- Hai ảnh chụp 4 x 6 theo tiêu chuẩn quốc tế trong thời gian không quá 6 tháng kể từ ngày làm thủ tục.

- Passport bản gốc hoặc CMND / căn cước công dân.

- Mẫu khám sức khỏe.


Các bước hoàn thành thủ tục khám sức khỏe

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, tiến hành khám sức khỏe ở IOM. Nếu người nhập cư lỡ mắc phải một trong số những căn bệnh thuộc danh sách cấm nhập cư vào Canada thì cần điều trị cho đến khi khỏi hẳn. Sau đó thực hiện khám lần 2, nếu kết quả không có gì đáng ngại sẽ được xuất cảnh tới Canada.


Quy trình khám sức khỏe cụ thể bao gồm các hình thức như sau:

- Khám sàng lọc.

- Xét nghiệm nước tiểu.

- Xét nghiệm máu.

- Chụp X-quang.


Hiện nay, chính phủ Canada vô cùng quan tâm đến tình trạng sức khỏe của người nhập cư trước khi vào Canada. Rất có thể visa sẽ bị từ chối nếu xảy ra vấn đề về kết quả khám sức khỏe. Vì vậy, việc nắm rõ danh sách bệnh không được nhập cư vào Canada cùng các giấy tờ, thủ tục cần thiết sẽ giúp tiết kiệm thời gian hiệu quả. Để chắc chắn, đương đơn nên đi khám trước, nếu phát hiện mắc bệnh thuộc danh sách cấm thì nên chủ động chữa trị trước khi kiểm tra chính thức. Như vậy, sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng đậu visa.


Bài viết trên Atlantis đã đề cập tới danh sách bệnh không được nhập cư vào Canada. Nếu bạn đang có mong muốn tới Canada sinh sống, làm việc nhưng vẫn còn khá nhiều thắc mắc và chưa tìm ra được loại Visa phù hợp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh và tư vấn chi tiết.

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page