Canada là một trong những địa điểm vô cùng tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua với việc được trải nghiệm, sinh sống, học tập cũng như làm việc. Đây cũng chính là địa chỉ quen thuộc mà rất nhiều người lao động trên toàn thế giới mong muốn đặt chân đến. Và một trong những chương trình không thể bỏ qua chính là định cư Canada dạng Work Permit. Trong bài viết này, hãy cùng Định cư ATLANTIS tìm hiểu chi tiết nhé!
Định cư Canada dạng Work Permit là gì?
Work Permit Canada từ lâu đã được xứng tên là chương trình định cư theo diện lao động nước ngoài do chính phủ Canada thành lập để có thể thu hút nguồn lao động nước ngoài giúp cải thiện việc thiếu hụt người lao động của quốc gia này.
Work Permit chính là “liều thuốc” có thể chữa lành vết thương đó khi nó có thể mang đến người lao động có thể nhận được những đặc ân khi thường trú tại đất nước hình lá phong này. Cũng không ngoa khi nói đây là một trong những văn bản (giấy phép lao động) xác nhận người lao động nước ngoài để những người đến nhập cư có công việc ổn định hơn.
Ngoài ra, du học sinh tốt nghiệp tại cũng thể có cho mình những cơ hội được cấp Work Permit giúp cho việc sinh sống cũng như làm việc của họ sau này trở nên tốt đẹp hơn. Các bạn có thể vừa học vừa làm để trải nghiệm đầy đủ đất nước này một cách vui vẻ nhất.
Quyền lợi khi sở hữu Work Permit tại Canada
Khi đã có cho mình Work Permit Canada, trước hết bạn đã trở thành người lao động hợp pháp của quốc gia này một cách chính thức. Đây là đặc ân vô cùng tuyệt vời bởi khi bạn đã có nó thì bạn có thể thoải mái theo đuổi những ngành nghề mà bạn yêu thích miễn là công việc đó không gây hại cho bất kì ai cũng như được chính phủ cho phép. Chẳng hạn như:
Tự do hòa mình vào đất nước hình lá phong theo giới hạn của work permit giúp bạn vừa có thể theo đuổi công việc bạn thích mà vẫn đảm bảo nguồn thu nhập của bạn.
Chi phí đào tạo gần như sẽ được hỗ trợ miễn phí.
Cơ hội được cấp visa định cự là rất lớn khi đã làm việc ít nhất 2 năm
Được hưởng đầy đủ các chính sách và chế độ hỗ trợ, phúc lợi từ công ty như làm việc theo thời gian quy định tối thiểu 8h – 17h.
Các bạn còn có thể bảo lãnh người thân sang định cư cùng một cách dễ dàng trong thời gian quy định từ 6 – 12 tháng tùy vào công việc hay vị trí khác nhau. Nếu đang có con nhỏ có thể nhận được hơn 6.496 $ cho mỗi em bé dưới 6 tuổi và 5.481$ cho mỗi con cái từ 6 đến 17 tuổi.
Mức phí mà các bạn phải bỏ ra tại Work Permit thường sẽ không quá cao hơn so với các chương trình định cư khác. Thay vì việc chúng ta phải đáp ứng những điều kiện khá khắt khe như chương trình định cư tay nghề cao thì yêu cầu để tham gia Work Permit Canada là điều vô cùng dễ dàng mà ai cũng có thể làm được.
Điều kiện để có thể xin được Work Permit Canada
Đối với người lao động nước ngoài
Với người lao động nước ngoài, điều kiện để các bạn có thể xin Work Permit cần phải hội đủ những yếu tố sau:
Doanh nghiệp cũng như những người lao động được nhận lời mời làm việc phải đứng ra bảo lãnh cũng như trực tiếp giúp người lao động xin giấy phép xác nhận thị trường lao động.
Người lao động phải đảm bảo tất cả các yếu tố về sức khỏe và lý lịch khi đến làm việc tại Canada.
Sau khi chủ doanh nghiệp đứng ra bảo lãnh cho người lao động thành công thì về cơ bản người lao động đã có thể đến Canada làm việc. Một vài lưu ý nhỏ mà các bạn cần phải biết đó là khi xét duyệt hồ sơ giấy tờ, người lao động sẽ cần phải chi trả một khoản tiền là 150 CAD/người cho Bộ di trú và một số các lệ phí khác.
Đối với sinh viên du học tại Canada
Có rất nhiều lựa chọn về Work Permit dành cho sinh viên. Chẳng hạn như giấy phép làm việc ngoài nhà trường (Off-campus Work Permit), giấy phép làm việc phục vụ việc học (Co-op Work Permit) hoặc cũng có thể là giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp (Post Graduation Work Permit).
Đối với giấy phép làm việc nằm ngoài nhà trường (Off-campus Work Permit), là loại giấy phép gộp với giấy phép du học nên đương nhiên việc du học sinh Canada được đi làm thêm ngoài nhà trường là vô cùng dễ dàng. Nhưng các bạn cần phải lưu ý rằng sinh viên tối đa sẽ chỉ được đi làm 20 giờ/tuần khi đang đi học cũng như các thời gian khác trong quá trình học.
Với giấy phép làm việc phục vụ việc học (Co-op Work Permit) thì thực tập chính là yêu cầu chương trình học mà sinh viên đang theo học. Phần thực tập này các bạn có thể yên tâm nó sẽ không chiếm 50% chương trình học vì nó chỉ là giấy phép làm việc trong khuôn khổ chương trình học. Nhưng sinh viên không được tận dụng nó để đi làm thêm bên ngoài.
Cuối cùng là giấy phép làm việc sau khi tốt nghiệp (Post Graduation Work Permit). Loại giấy phép này cần có những điều kiện khắt khe hơn so với 2 loại vừa nêu trên. Sinh viên cần phải theo học liên tục một chương trình toàn thời gian ở một trường đại học/ cao đẳng tại Canada và đã hoàn tất khóa học ít nhất 8 tháng để đủ điều kiện để tốt nghiệp, nhận bằng.
Các loại định cư Canada dạng Work Permit hiện nay
Ngày nay, có thể nói định cư Canada theo diện Work Permit sẽ có 2 loại giấy phép là: giấy phép làm việc mở và giấy phép làm việc hạn chế.
Giấy phép làm việc mở – Open Work Permit – OWP
Giấy phép làm việc mở – open Work Permit – OWP không quy định về ngành nghề một cách chính xác cũng như nơi làm việc cấp cho. Chẳng hạn như:
Có thể nói, đối với những du học sinh đang đi học theo chương trình post-secondary tại các DLI. WP có thể lao động 20 giờ mỗi tuần trong thời gian học. Kèm theo đó các bạn sẽ không giới hạn thời gian nghỉ theo quy định. Nhưng các bạn cần phải nhớ rằng các bạn sẽ không được đi làm trong thời gian học các khóa ESL, EAP hoặc môn prerequisite đối với các môn học chính: Toán, Sinh, Lý…
Người giữ temporary residence permit trên 6 tháng
Ứng viên xin đơn thường trú nhân của hồ sơ bảo lãnh hôn nhân
Những người đã và đang tị nạn, người được bảo vệ cũng như những trường hợp về người phụ thuộc
Du học sinh hoàn thành gấp rút các chương trình học ở một trường được công nhận
Vợ, chồng hay common-law partner của một số sinh viên hay người giữ WP. Đây chính là những người theo học toàn thời gian chương trình chính và giữ WP với công việc thuộc NOC 0, A, B.
Một số dạng lao động trẻ tham gia ở những chương trình đặc biệt
Ứng viên xin thường trú nhân đã nộp hồ sơ ở văn phòng Canada hoặc nộp trực tuyến đang giữ common-law partner cùng những người phụ thuộc.
Giấy phép làm việc hạn chế employer – Employer-Specific Work Permit – ESWP
Bạn có thể sẽ bị hạn chế đi một số nơi làm việc, tính chất công việc khác nhau đối với loại giấy phép này. Cụ thể nó sẽ được áp dụng cho những trường hợp như:
Trade-agreement job offer
Ứng viên có thể sẽ được ưu tiên làm việc “đóng” nếu đến từ một quốc gia ký kết hiệp định thương mại với Canada. Theo đó, có một công việc ổn định và toàn thời gian hợp pháp ở Canada chính là điều kiện bạn cần phải đáp ứng. Đi kèm với đó thì tay nghề của bạn cũng phải thuộc danh sách nghề của hiệp định đó.
LMIA-backed job offer
Các bạn có thể tự mình làm việc với các loại giấy phép đóng thông qua Labour Market Impact Assessment (LMIA) đã được phê duyệt bởi Employment and Social Development Canada (ESDC)/Service Canada. Thế nên, người chủ lao động hoàn toàn có thể theo đuổi quá trình xin LMIA để giúp đỡ cho bạn những công việc nào đó toàn thời gian, không theo mùa vụ cũng như không xác định thời hạn.
Những công việc đó phải thuộc danh sách của NOC kể cả C và D. Nhưng dù có thế nào, định cư ở những level này cũng là điều không hề đơn giản.
Co-op Work Permit
Với trường hợp này, giấy phép có thể sẽ được cấp cho đối tượng du học sinh đang theo học các post-secondary đi làm công việc toàn thời gian thuộc một phần chương trình học. Tuy nhiên, những người được cấp WP theo dạng này cần phải làm ở những địa chỉ được trường chỉ định.
Các trường hợp khác
Ứng viên hoàn toàn có thể làm việc ở Canada với ý định thực hiện công việc tạo ra cũng như duy trì được lợi ích cho xã hội. Bên cạnh đó là người tham gia vào các công trình nghiên cứu hoặc công việc có liên quan đến tôn giáo cũng được xét cấp phép làm việc.
Quy trình xin định cư Canada diện lao động Work Permit
Bước 1: Xin giấy xác nhận thị trường lao động
Những nhà tuyển dụng mong muốn thuê lao động nước ngoài tạm thời phải đạt được LUMIA trung lập (neutral) hoặc tích cực (positive) từ ESDC. LMIA sẽ được ESDC cấp phát nếu thỏa yêu cầu không có sẵn công dân Canada hoặc thường trú nhân nào làm việc cho vị trí đang tuyển dụng.
Bước 2: Nhà tuyển dụng gia hạn thư mời nhận việc tạm thời
Khi LMIA tích cực hoặc trung lập đã được cấp, phía chủ lao động Canada sẽ có trách nhiệm cung cấp bản sao của thư chấp thuận cùng với thư mời nhận việc chi tiết cho ứng viên, bạn sẽ phải chờ đợi để có những tài liệu này vì nó rất quan trọng để bạn có thể xin giấy phép làm việc.
Bước 3: Ứng viên xin giấy phép làm việc
Khi đã có đủ thư chấp thuận LMIA, thư mời nhận việc, lúc này ứng viên có thể nộp đơn xin work permit và TRV (tùy thuộc vào quốc tịch) cho văn phòng visa Canada một cách dễ dàng tại quốc gia của mình cũng như nơi gần nhất để được phép lưu hành.
Hình 6: Giấy phép lao động đã được xét duyệt của chương trình Work Permit
Bước 4: Nhận kết quả, giấy phép lao động được cấp
Ngay thời điểm mới đến Canada, khi có kết quả được chấp thuận ứng viên sẽ tham gia phỏng vấn để nhận giấy phép lao động tạm thời Canada do nhân viên Cơ quan dịch vụ biên giới Canada (Canada Border Services Agency – CBSA) cấp.
Thường thời gian cấp giấy phép làm việc tạm thời sẽ kéo dài từ vài tháng đến vài năm (tối đa 2 năm) và được phép gia hạn sau khi hết hạn. Thời gian giải quyết hồ sơ từ Việt Nam sẽ dao động trong khoảng 9-10 tháng.
Bài viết trên đây của Định cư ATLANTIS đã cung cấp cho bạn một số thông tin về định cư Canada dạng Work Permit. Hy vọng bạn đã bỏ túi cho mình những kiến thức hữu ích để đến với “xứ sở lá phong” nhé!