top of page

Lá cờ LGBT có ý nghĩa gì? (Khám phá)

Mọi người đều không xa lạ gì với những biểu tượng của cộng đồng LGBT là lá cờ lục sắc, có 6 màu. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của 6 màu trên lá cờ là gì. Đọc các thông tin trong bài viết dưới đây để khám phá những điều cực kỳ thú vị về lá cờ LGBT có ý nghĩa gì nhé!

Lịch sử hình thành cờ LGBT


Lá cờ đồng tính ngày nay có tác giả từ thuở “sơ khai” ban đầu chính là Họa sĩ Gilbert Baker. Ông lấy cảm hứng từ hình ảnh của “Racing Flag” – lá cờ thường xuất hiện trong các giải đua xe F1 tốc độ trên thế giới để biến thành cờ biểu tượng của LGBT. Tuy nhiên là cả một chặng đường dài để lá cờ 6 sắc này trở thành biểu tượng của người đồng tính trên thế giới.

Sau khi hoàn tất thiết kế vào năm 1978, họa sĩ Gilbert Baker đã nghĩ đến ý tưởng kinh doanh bằng việc bán ý tưởng về lá cờ cầu vồng cho một công ty chuyên sản xuất cờ có tiếng là San Francisco Paramount. Mục đích để in cờ hàng loạt và giới thiệu ra thị trường. Tuy nhiên đã phát sinh một vài sự cố. Chiếc cờ mẫu mà họa sĩ mang tới được nhuộm bằng tay toàn bộ. Tuy nhiên, khi đem đến nhà máy họ lại không có sẵn loại vải màu hồng để sản xuất đồng thời. Thế là lá cờ chỉ còn 7 màu.

Trong cuộc diễu hành này, với quyết định của Ủy ban Diễu hành Tự hào năm 1979 lá cờ của họa sĩ Baker đã lần đầu tiên được phổ biến rộng rãi khắp cộng đồng người đồng tính. Tuy nhiên lá cờ 7 màu đã được loại bớt sắc lam đi, để số màu trở thành số chẵn. Mục đích để có thể chia dọc theo đoạn đường diễu hành, mỗi bên ba màu. Màu xanh chàm cũng đổi thành màu xanh hoàng gia, sáng hơn, để tránh bị hoà vào màu tím ngay cạnh.

Lá cờ lục sắc xuất hiện lần đầu tiên trong một vụ biểu tình tại San Francisco. Sự kiện này xảy ra để tưởng niệm cảnh sát người Mỹ Harvey Milk – người đầu tiên dám công khai xu hướng tính dục đã bị ám sát vào 10/1978, ngay sau khi ông vừa hoàn tất tuyên bố mình là người đồng tính.

Tại Việt Nam, 6 màu lá cờ cầu vồng được chính thức giới thiệu trong một buổi cộng đồng vào ngày 16/7/2011, tại một sự kiện giao lưu mang tên “I♥”. Trước đó, hình ảnh cờ cầu vồng cũng đã quen thuộc bởi xuất hiện nhiều trong trong các poster và dance party của Bitch Party Saigon.

Lịch sử hình thành cờ LGBT

Cờ LGBT có mấy màu? Ý nghĩa từng màu như thế nào?


Ngày nay biểu tượng và là niềm tự hào của cộng đồng LGBT chính là lá cờ lục sắc. Tại bất cứ đâu, chỉ cần nhìn thấy lá cờ này là dấu hiệu nhận biết cộng đồng những người đồng tính, song tính và chuyển giới rõ ràng nhất.

Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1978, cờ lục sắc đã qua nhiều lần thiết kế bị thay đổi, bớt một số màu rồi thêm lại bởi thực trạng thiếu hụt vải màu trên thị trường. Biến thể phổ thông nhất bao gồm sáu sọc màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, và tím. Đây chính là lá cờ lục sắc mà chúng ta thường thấy ngày nay.

Với ý nghĩa mang lại sự kết nối không không giới hạn, không khoảng cách. 6 màu sắc tượng trưng cho sự phong phú của cộng đồng, thể hiện sự hy vọng cũng như niềm khao khát cho cộng đồng những LGBT trên toàn thế giới.


Ý nghĩa của các màu trong cờ LGBT lục sắc


Ý nghĩa của các gam màu trên lá cờ cũng mang như sau:

  • Màu đỏ tượng trưng cho sự dũng cảm.

  • Màu cam tượng trưng cho nhận thức và các khả năng của cộng đồng.

  • Màu vàng tượng trưng cho sự thách thức phải trích qua.

  • Màu xanh lá cây biểu dương sự khích lệ và phấn đấu.

  • Màu xanh dương là niềm hy vọng, sự chia sẻ, thông cảm, đấu tranh.

  • Màu tím tượng trưng cho sự thống nhất, hợp, tình đoàn kết.

Ý nghĩa của các màu trong cờ LGBT lục sắc

Lá cờ biểu tượng của từng nhóm nhỏ trong cộng đồng LGBT


Cộng đồng LGBT là một cộng đồng lớn bao gồm người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới. Ngày nay, cộng đồng LGBT mở rộng hơn thành LGBT+, tức là có sự hiện diện thêm của những người toàn tính và vô tính. Trong mỗi nhóm nhỏ đều có một lá cờ làm sự tượng trưng riêng biệt của họ.


Cờ của người đồng giới nữ (Lesbian)


Đồng tính nữ là những người bị thu hút, lôi cuốn, hấp dẫn về tình cảm và tình dục bởi phái nữ khác. Lá cờ biểu tượng của cộng đồng đồng tính nữ gồm có 7 vạch màu tượng trưng cho 7 màu son môi khác nhau.

Không giống như lá cờ lục sắc dành chung cho cộng đồng giới tính thứ 3, lá cờ này dành riêng cho những người người đồng tính nữ, với dạng “femme” (đồng tính nữ nhưng theo chiều hướng nữ tính). Những người này còn được có tên khác là “đồng tính nữ thích son môi”. Lá cờ có từ những năm 2010.

Cờ của người đồng giới nữ

Cờ của người song tính (Bisexual)


Người song tính là những người bị thu hút, hấp dẫn tình cảm và tình dục bởi cả hai giới đàn ông và phụ nữ.

Lá cờ của cộng đồng người song tính được thiết kế bởi Michael Page và ra đời vào năm 1998. Trên lá cờ có màu hồng tượng trưng cho sự hấp dẫn với người cùng giới, màu xanh tượng trưng cho sự hấp dẫn với người khác giới, và màu tím là màu trộn lẫn giữa hai màu nói trên, tượng trưng cho sự bị hấp dẫn bởi cả hai giới.

Cờ của người toàn tính (Pansexual)


Người toàn tính (Pansexual) là những người có thể có sức hấp dẫn về mặt tình cảm, tình dục hoặc cả 2 với bất kể xu hướng tính dục hay giới tính nào của đối phương. Người toàn tính hay còn được gọi là những “kẻ mù giới” vì những yếu tố như giới hay giới tính không hề có sự tác động tới việc họ cảm thấy hấp dẫn về tình cảm, tình dục của họ với bất kỳ ai.

Lá cờ này được cho là có mặt trên Internet từ giữa năm 2010. Dải màu hồng trên đầu tiên thể hiện cho những người phụ nữ đã xác định giới tính. Dải vàng tượng trưng cho những người khác giới, không có giới tính hoặc đơn giản là những người thuộc cộng đồng giới tính thứ 3. Cờ về giới này cũng biểu tượng cho những người có thể bị thu hút bởi bất kỳ giới tính nào.

Cờ của người vô tính (Asexual)


Người vô tính là những người không có hấp dẫn về mặt tình dục với bất kỳ ai hoặc ít có/hiếm có mong muốn với bất cứ nhu cầu tình dục nào.

Theo Asexuality Archive, lá cờ được tạo ra bởi một thành viên của Asexuality Visibility and Education Network (AVEN). Ý nghĩa các sọc màu như sau: Sọc đen tượng trưng người song tính, sọc xám biểu tượng cho Grey-asexual (Những người có hứng thú với tình dục nhưng không thường xuyên hoặc chỉ với mức độ tối thiểu) và Demisexual (Những người chỉ cảm thấy có hứng thú tình dục với người có mối kết nối cảm xúc chặt chẽ), sọc trắng đại diện cho những người ủng hộ, sọc tím tượng trưng cộng đồng vô tính như một thể hoàn chỉnh.

Cờ của người vô tính

Cờ của người chuyển giới (Transgender)

Người chuyển giới là những người có bản dạng giới (suy nghĩ, cảm nhận về giới của bản thân) khác biệt với cơ thể sinh học của họ khi sinh ra.

Cờ của người chuyển giới (Transgender) được thiết kế vào năm 1999 với tác giả là Monica Helms – một cựu lính hải quân Mỹ đã công khai là người chuyển giới nữ vào năm 1987. Ý tưởng khá bình thường, màu hồng đại diện cho người chuyển giới nữ, màu xanh dương đại diện cho người nam chuyển giới còn khoảng trắng chính giữa thể hiện cho những người không muốn dán nhãn chính mình.

Lá cờ của cộng đồng GenderQueer


Người genderqueer là những người cảm nhận về giới tínb của bản thân không phù hợp với bất kỳ những khái niệm truyền thống nào về giới của xã hội. Genderqueer là một quan điểm rơi vào bất kỳ điểm nào nằm giữa nam và nữ.

Lá cờ của cộng đồng GenderQueer

Lá cờ của người liên giới tính (Intersex)


Người liên giới tính (Intersex) được định nghĩa là người có giới tính sinh học không điển hình là nam hay nữ. Theo các thống kê y tế trên thế giới, có khoảng 17 loại liên giới tính hiện nay, cứ 2000 người thì lại có 1 người thuộc dạng người liên giới tính

Lá cờ của người lưỡng giới tính


Cờ của người lưỡng tính được “sinh ra” bởi tổ chức Intersex Human Rights Australia (IHRA). Thiết kế vào năm 2013 với tông màu chủ đạo không phải là hồng hoặc xanh để tạo sự riêng biệt.

Giải thích ý nghĩa của lá cờ, IHRA cho biết: “Vòng tròn biểu tượng không bị gián đoạn, tượng trưng cho sự trọn vẹn và đầy đủ cũng như tiềm năng của chúng tôi. Chúng tôi vẫn luôn nỗ lực cho sự tự chủ về thể chất và tính toàn vẹn của bộ phận sinh dục. Lá cờ này chính là đại diện cho quyền được làm người và quyền lựa chọn cách sống”.

Lá cờ của cộng đồng người dị tính ủng hộ LGBT+ (Straight ally)


Những người ủng hộ cộng đồng LGBT+ luôn là những nhân tố vô cùng cần thiết trong tiến trình đấu tranh quyền bình đẳng cho người LGBT+.

Như vậy, mỗi một nhánh nhỏ thuộc cộng đồng LGBT đều có một lá cờ biểu tượng riêng biệt. Điểm chung của chúng là đều gồm các sọc màu không giống nhau, mỗi sọc màu lại chứa đựng những ý nghĩa nhất định.

Trên đây là bài biết về cờ LGBT của Đinh cư Atlantis. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích hơn.


Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page