“Giáo dục ở Canada thực sự rất tốt, con mình qua đó chắc chắn sẽ thành tài”.
Đây có lẽ là nội tâm của nhiều phụ huynh khi quyết định cho con đi du học, hay việc ba mẹ từ bỏ tất cả nơi chôn rau cắt rốn chỉ để đổi lấy tương lai tốt cho con mình mà chọn đi định cư. Dù thế nào thì việc xa con hay xa quê đều khiến ta đau lòng. Biết đâu mai này, chính mình cũng gặp hoàn cảnh ấy. Lựa chọn quyết định nên hay không, đều không dễ dàng.
Liệu rằng quyết định chọn cỏ bên kia đồi có thực sự xanh hơn cũng như cho con học tại Canada là xứng đáng? Cùng dõi theo Atlantis tìm hiểu kỹ hơn về Giáo dục ở Canada và những khó khăn thử thách khi học tập tại đó để trả lời câu hỏi trên thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan hệ thống giáo dục ở Canada
Khi nhắc đến Canada, mọi người thường nói đến những điều tuyệt vời: bộ máy nhà nước công minh, chính sách công dân tốt, cảnh quan đẹp, con người thân thiện và nền giáo dục chất lượng. Điều cuối cùng này được Chính phủ quan tâm chú trọng đầu tư nhất. Tài trợ chi phí về cơ sở hạ tầng, vật chất, và phí học tập đối với các bậc học bắt buộc hệ công lập.
Giáo dục ở Canada được đánh giá là một trong những quốc gia đạt chất lượng lượng đào tạo tốt nhất thế giới. Cụ thể chứng minh qua trình độ học vấn ở Canada, khoảng 90% tổng dân số đã hoàn thành xong bậc trung học và đạt tối thiểu bằng tốt nghiệp trung học, cứ 7 người sẽ có một người có bằng cử nhân,
Các chương trình giáo dục được đào tạo bằng hai ngôn ngữ chính thức ở Canada là tiếng Anh và tiếng Pháp. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi hầu hết ở các tỉnh bang, tiếng Pháp thông dụng hơn ở Quebec. Vì vậy, các du học sinh biết nhiều ngôn ngữ sẽ là một lợi thế. Canada được ví như cái nôi tạo ra những thế hệ tốt, có tâm lẫn có tầm. Lý giải sức hút nhiều du học sinh cũng như danh tiếng Giáo dục Canada thuộc hàng đầu thế giới.
Cơ cấu tổ chức hoạt động Giáo dục ở Canada
Chính phủ Canada tự hào điều hành một hệ thống giáo dục nhưng được quản lý bởi các liên bang tỉnh và địa phương. Mỗi khu vực hay tỉnh bang sẽ có quy định về chương trình đào tạo và độ tuổi đi học khác nhau. Vì vậy, các trường học trong nền giáo dục sẽ tương đối không đồng bộ. Nói cách dễ hiểu, hệ thống giáo dục của các tỉnh bang tuy khác biệt về chương trình đào tạo nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng tương đương nhau ở Canada.
Giáo dục Canada được chia làm các cấp bậc gồm: Mầm non, tiểu học, trung học và sau trung học, cao đẳng, đại học và sau đại học.
Các bậc tiểu học gồm: từ lớp 1 đến lớp 6 ( tùy bang)
Các bậc trung học gồm: từ lớp 7 đến lớp 13 ( tùy bang )
Các bậc sau trung học gồm: Cao đẳng, Cegep ( Cao đẳng phổ thông chuyên nghiệp chỉ có ở Quebec), Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ.
Đặc điểm bậc học giáo dục bắt buộc
Đối với trẻ em từ 5 đến 16 tuổi, Chính phủ quy định đến trường để thực hiện nghĩa vụ phổ cập giáo dục tại các trường theo hệ công lập và tư thục. Tuy nhiên, với 3 tỉnh Ontario, New Brunswick, Manitoba thì được nâng lên đến năm 18 tuổi.
Mầm non (không bắt buộc): Trẻ em từ 4 tuổi đến 5 tuổi, Chính phủ khuyến khích các em đến trường mẫu giáo từ 1 đến 2 năm, trên thần tự nguyện không ép buộc.
Bậc tiểu học: Lớp 1 đến lớp 6, thời gian đào tạo bắt đầu từ tháng 9 tới tháng 6 năm sau, nhưng có thể thay đổi nhập học vào tháng 1 trong vài trường hợp.
Bậc trung học: Lớp 7 đến lớp 13 ( tuỳ bang khác nhau nên số lớp sẽ khác, nhớ xem kỹ hướng dẫn của trường đăng ký học ). Giáo dục bắt buộc ở các tỉnh trung bình từ 15 tuổi đến 16 tuổi. Riêng Manitoba quy định đến 17 tuổi và Brunswick là 18 tuổi hay đến khi tốt nghiệp.
Đặc điểm bậc học giáo dục không bắt buộc
Sau chương trình giáo dục bắt buộc bậc trung học. Học sinh sẽ tiếp tục học lên các bậc cao hơn như cao đẳng, đại học đối với các bang nói tiếng Anh. Riêng Quebec, học sinh có thể vào Cegep, đây là trường cao đẳng nghề, cung cấp các chương trình kỹ thuật, học thuật. Các học sinh đã tốt nghiệp trung học sẽ học các chương trình chuyển tiếp trong 2 năm để lên đại học hoặc 3 năm các chương trình kỹ thuật để đi làm.
Thời gian nhập học được chia làm 03 kỳ nhập học chính:
Kỳ học mùa Thu: khai giảng đầu tháng 9
Kỳ học mùa Đông: thời gian nhập học tháng 1
Kỳ học mùa Hè: bắt đầu tháng 5 hoặc 8.
Hiện nay có rất ít trường đại học, cao đẳng được phép tổ chức đào tạo quanh năm trên các địa bàn thuộc phạm vi Canada.
Bậc Cao đẳng: đây là bậc học thu hút nhiều học sinh lựa chọn, môi trường học năng động với cách đào tạo thường xuyên được đổi mới cho phù hợp với nguồn lực kinh tế. Vì vậy, nhiều trường yêu cầu ghi danh nộp đơn sớm hoặc không nhận người quốc tế du học. Cao đẳng được chia làm 2 hệ, cao đẳng cộng và cao đẳng nghề. Thời gian đào tạo khoảng 1 - 2 năm sao đó liên thông lên đại học hoặc đi làm tùy theo các ngành học.
Bậc Đại học: Canada có khoảng 95 trường đại học. Mỗi trường học yêu cầu tuyển sinh hoặc xét tuyển nhập học khác nhau, không có kỳ thi tuyển sinh đại học chung như Việt Nam.Chính phủ đã chi mạnh về mảng chương trình đào tạo cũng như tài trợ kinh phí cho bậc học này trên khắp cả nước, không phân biệt khu vực hay lĩnh vực ngành nghề nào. Khi tốt nghiệp đại học, bằng cấp được phép sử dụng và công nhận trên toàn thế giới.
Bậc Thạc sĩ: Là những chương trình đào tạo sau bậc đại học. Yêu cầu đầu tiên của cấp bậc này là học sinh phải tốt nghiệp đại học, đã có bằng cử nhân hoặc cử nhân danh dự. Chương trình đào tạo được kết hợp giữa hình thức đào tạo tín chỉ môn và nghiên cứu, do các trường đại học tự tổ chức.
Học vị Tiến sĩ: Các sinh viên ưu tú tiếp tục học nâng cao sau khi lãnh nhận bằng Thạc sĩ. Đây là học vị cao nhất trong hệ thống giáo dục Canada cũng như hệ thống giáo dục trên thế giới. Chương trình đào tạo dựa trên việc nghiên cứu luận án với 2 chương trình chính là: Tiến sĩ Hàn lâm và tiến sĩ Chuyên nghiệp. Sinh viên sẽ có ít nhất một giám sát nghiên cứu xuyên suốt chương trình để có thể hoàn thành luận án tốt nhất.
Hệ Đào Tạo | Bằng Cấp/ Chứng Chỉ | Thời gian đào tạo |
Certificate - Cao đẳng nghề | Chứng chỉ nghề | 1 năm |
Diploma - Cao đẳng phổ thông | Bằng cao đẳng thường | 1 - 2 năm |
Advanced Diploma - Cao đẳng nâng cao | Bằng cao đẳng nâng cao | 2 - 3 năm |
Bachelor - Đại học | Bằng cử nhân | 3 - 4 năm |
Graduate Certificate - Khóa học sau đại học | Các văn bằng sau đại học | 1 - 2 năm |
Master - Thạc sĩ | Bằng thạc sĩ | 1 - 2 năm |
Doctorate - Tiến sĩ | Bằng tiến sĩ | 4 - 7 năm |
Phương pháp đào tạo giáo dục tại Canada có thật sự chất lượng mà được nhiều du học sinh lựa chọn ?
Không tự nhiên khi Canada được đánh giá là một trong các quốc gia có nền giáo dục chất lượng nhất trên thế giới. Để minh chứng không phải “ Hữu danh vô thực” Canada đã sáng tạo phương pháp đào tạo vô cùng độc đáo, tạo điều kiện phát triển tư duy cũng như khả năng tiếp thu kiến thức hiệu quả nhất cho các học sinh, sinh viên, thu hút nhiều học sinh, sinh viên quốc tế lựa chọn du học với các phương pháp sau:
Không sách giáo khoa, chương trình cụ thể: giáo án giảng dạy được chính giáo viên tự chuẩn bị nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu bám sát nội dung và được duyệt bởi chính quyền. Tạo sự mới mẻ trong mỗi bài giảng trở nên sinh động, không lặp lại nhàm chán. Kích thích khả năng tương tác và linh động cho các em.
Học đi đôi với hành thường xuyên: Áp dụng qua các hoạt động ngoại khoá do nhà trường tổ chức kết hợp với các doanh nghiệp khắp nước. Nâng cao kiến thức thực tế và các kỹ năng sinh tồn hữu dụng, dạy trẻ biết cách để xử lý vấn đề trong cuộc sống. Được rèn luyện thêm các kỹ năng: thuyết trình, giao tiếp, xin việc…
Nâng cao năng lực, phát triển cơ hội: Tạo điều kiện tốt nhất cho các du học sinh khi đã tốt nghiệp tại các trường đại học. Bằng cử nhân có giá trị trên cả thế giới, giúp cho các em tự tin kiếm được công việc tốt với mức lương lý tưởng mà khó có thể yêu cầu ở quốc gia mình. Chính phủ luôn có chính sách tốt về thẻ xanh và xin thị thực, có thể ở lại làm việc trong 5 năm và nhập tịch khi sống trên 3 năm tại đây.
Giáo dục ở Việt Nam & Giáo dục ở Canada có gì khác biệt
Nhìn chung, hệ thống giáo dục 2 quốc gia không khác nhau là mấy. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu hơn, chúng ta sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hệ thống giáo dục qua các mặt.
+ Lưu ý: (Đây chỉ là quan điểm riêng mang tính khách quan, không mang phạm trù bao quát phản ảnh trên mọi hình thức, tư tưởng, cảm giác)
Dựa trên biểu đồ so sánh ta dễ dàng thấy sự khác nhau về một số mặt cơ bản về hệ thống giáo dục và độ tuổi đi học ở 2 nước khác nhau. Những trẻ nhỏ Việt Nam đã bắt đầu học mẫu giáo từ khi lên 3 tuổi để học lớp mầm, trong khi ở Canada thì độ tuổi đến trường khi trẻ nhỏ được 5 tuổi. Bậc trung học cơ sở chỉ có ở Việt Nam.
Để hiểu sâu hơn về những vấn đề khác hơn được liệt kê sau đây:
Chương trình đào tạo
Việt Nam | Canada |
- Mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ | - Mầm non, tiểu học, THPT, cao đẳng cộng đồng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ |
Phương pháp đào tạo
Việt Nam | Canada |
- Chú trọng truyền tải kiến thức trong sách giáo khoa với số lượng môn học quá nhiều so với lứa tuổi, khiến nhiều em nhỏ tuổi mất hết tuổi thơ vì phải đi học thêm học nâng cao. - Học sinh phải tiếp thu số lượng lớn kiến thức trong một ngày, không phân biệt môn chính và môn phụ. Giáo viên bộ môn nào cũng đòi hỏi học siêu có kiến thức sâu môn của mình. - Ít thời gian thực hành, tương tác với học sinh theo cách dạy truyền thống dập khuôn nhàm chán, khiến học sinh thụ động, ít sáng tạo, tương tác giáo viên, chỉ lắng nghe bài giảng và ghi chép. - Nhiều giáo viên có cách dạy bạo lực, thiếu tôn trọng học sinh, khiến tinh thần các em lo sợ mỗi khi tới tiết học đó và không dám hỏi lại ngay cả khi không hiểu bài.
- Kiến thức được học nhiều nhưng không tiếp thu được bao nhiêu, rất dễ quên và không nhớ được lâu. Nguyên nhân học sinh bị quá tải nên thường học vẹt, học đối phó là chính. | - Canada không sử dụng sách giáo khoa đào tạo. Các nội dung kiến thức được hướng dẫn dạy đều từ hội động giáo dục quản lý trường học tại khu vực đó phụ trách. Giáo viên sẽ tự truyền tải kiến thức nhưng vẫn theo yêu cầu. - Trích từ web Chính phủ “Cha mẹ là người chịu trách nhiệm chính trong việc giáo dục con em mình”. Vì vậy, nhà trường chỉ có vai trò hỗ trợ gia đình. - Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, học sinh chủ động, tự giác, tư duy để tìm vấn đề, thảo luận, phát biểu suy nghĩ về bài học trong buổi học, từ đó đưa kiến thức vào bộ não các em một cách dễ dàng hơn. - Giáo viên lịch sự, không dạy theo thành tích và không có các bảng thành tích xếp hạng năng lực học sinh, ngay cả học sinh yếu kém vẫn được tôn trọng. - Kiến thức được hiểu sâu và nhớ lâu do học sinh tự hiểu vấn đề, tương tác với giáo viên nếu có thắc mắc, mang hiệu quả cao và giúp các em áp dụng vào thực tế. |
Giá trị bằng cấp
Việt Nam | Canada |
- Bằng cấp chỉ có giá trị tại Việt Nam | - Bằng cấp có giá trị quốc tế, được công nhận trên thế giới. |
Hoạt động ngoại khoá:
Việt Nam | Canada |
- Học sinh tham gia các hoạt động về đội thiếu niên, đoàn thanh niên và có các câu lạc bộ về ca múa nhạc, bóng đá, bơi lội viết báo, sách, tình nguyện trong các công tác từ thiện, vệ sinh… | - Thường xuyên có nhiều hoạt động ngoại khoá, có nhiều câu lạc bộ về thể thao và các khoá tình nguyện đa dạng như bóng rổ, bóng chuyền, tennis… |
Mục tiêu đào tạo:
Việt Nam | Canada |
- Mong muốn truyền tải cho các em các kiến thức trong sách vở để đạt được kết quả cao trong các kì thi học kỳ, chuyển cấp, thi đại học. - Đào tạo ra các mầm non có tri thức, phẩm chất, đạo đức, văn hoá, có ích cho xã hội. - Học sinh tốt nghiệp đạt được các văn bằng, chứng chỉ phục vụ cho công tác tìm kiếm việc làm phù hợp trong tương lai. - Góp phần xây dựng đất nước và cống hiến cho sự phát triển kinh tế vươn xa thế giới. | - Chú trọng sáng tạo, khuyến khích các em thể hiện bản thân, hoàn thành tốt công việc đúng với độ tuổi, có tinh thần tự lập, tự giác cao - Hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện về mọi mặt cho các mầm non đất nước. - Thúc đẩy hoàn thiện bản thân, đào tạo trẻ em sống văn minh từ khi còn là những trẻ nhỏ, dạy chúng cách làm việc khoa học và tự mình làm vào lần sau mà không có sự giúp đỡ của người khác. |
Chi phí đào tạo:
Việt Nam | Canada |
- Phí học tương đối thấp, nhưng phát sinh các phụ cấp trong suốt quá trình đào tạo như: tiền quỹ lớp, tiền sinh hoạt, tiền mua dụng cụ giáo viên, tiền bồi dưỡng giáo viên - Đối với các trường tư thục: học phí sẽ cao hơn so với trường công lập: bao gồm các bậc học trong hệ thống đào tạo của Việt Nam | - Miễn phí toàn bộ học phí từ bậc tiểu học đến bậc trung học ở các trường hệ công lập. - Các bậc cao đẳng, đại học trở lên thì học phí khá cao. Tuy nhiên, trường học có chương trình cho vay hỗ trợ sinh viên trong quá trình đào tạo và trả nợ khi đã có việc làm. |
Cơ hội việc làm:
Việt Nam | Canada |
- Sau khi tốt nghiệp, bằng cấp chỉ có hiệu lực trong nước nên phần lớn sinh viên cần trau dồi kinh nghiệm từ các việc làm thêm khi còn ngồi trên ghế nhà trường hoặc có người trợ giúp vì đa số các nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên đã có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên. | - Sau khi tốt nghiệp, bằng cấp có giá trị ở bất cứ nước nào trên thế giới. Đặc biệt, nếu sinh viên ưu tú tốt nghiệp từ các trường danh tiếng hoặc chứng chỉ danh dự đều có thể kiếm việc với mức lương cao. |
Chi phí du học và Chính sách học bổng cho du học sinh
Chi phí du học: khoảng 7.000 CAD đến 29.000 CAD/ 1 năm. Lưu ý, chi phí này chỉ mang tính tương đối, giao động không đáng kể và sẽ thay đổi lên xuống tùy theo từng yêu cầu từng trường và các ngành nghề học mà bạn lựa chọn. Các chương trình MBA có mức phí cao nhất, bình quân khoảng 42.000 CAD.
Học bổng: Học bổng dành cho các học sinh quốc tế không nhiều, đa phần chỉ những em ưu tú xuất sắc mới có cơ hội nhận thưởng, các em vẫn lựa chọn đi làm thêm để phục vụ các khoản sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, Atlantis đã liệt kê một số học bổng có thể giúp ích để bạn tham khảo nhé:
Học bổng Chính phủ ở Quebec
Học bổng Ontario Trillium
Học viện Canada - Shastri Indo
Viên nghiên cứu quốc gia Canada NRCC
Xem thêm: Lá cờ LGBT có ý nghĩa gì? (Khám phá)
Trên đây là những thông tin về Giáo dục ở Canada mà Atlantis muốn chia sẻ đến các độc giả. Hy vọng có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để lựa chọn hướng đi phù hợp. Hãy đảm bảo khả năng học tập và tài chính mạnh nếu bạn có lựa chọn đi du học. Để sau này khi nhìn lại chính mình rồi tự nhủ “Du học Canada là quyết định sáng suốt và đã hoàn thành trọn vẹn ước mơ. Đừng quên liên hệ Atlantis nếu bạn cũng đang nung nấu ý định đó để được tư vấn chi tiết nhé.