Biểu tượng Canada là một nét văn hóa đặc trưng cho đất nước lá phong đỏ này. Trong bài viết dưới đây, ATLANTIS sẽ cùng bạn tìm hiểu xem biểu tượng của Canada có gì đặc biệt nhé.
Mỗi quốc gia đều có cho mình các biểu tượng mang tính đại diện cho quốc gia được sử dụng để tôn vinh sự riêng biệt, đặc trưng của quê hương họ, và Canada cũng không ngoại lệ. Các biểu tượng của Canada trải dài từ lịch sử lâu đời đến hiện đại, người dân Canada ai cũng mang trong mình niềm tự hào về những biểu tượng này.
Biểu tượng Canada là gì?
Canada là một nước nằm trong khu vực Bắc Mỹ với có nền văn hóa đa dạng bản sắc cùng nền kinh tế năng động đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Không chỉ vậy, quốc gia này còn sở hữu thị trường lao động đầy tiềm năng, có nền giáo dục chất lượng, nhờ vậy mà thu hút một lượng đông đảo nhân công từ các quốc gia nước ngoài định cư và làm việc.
Trong số các biểu tượng của Canada, có thể nói, biểu tượng lá phong đỏ trên quốc kỳ được nhiều người biết đến nhất hiện nay. Bên cạnh đó, Canada còn bao gồm nhiều hình ảnh biểu tượng khác nhau, tương ứng với những ý nghĩa riêng biệt như: hải ly, vải sọc The Maple Leaf Tartan, vương miện, khúc côn cầu…
Xem thêm: Canada cách Việt Nam bao nhiêu km?
Top 11 biểu tượng Canada nổi tiếng mà ai cũng nên biết
Quốc kỳ Canada
Quốc kỳ chính thức của Canada được gọi là Lá phong và thông qua vào năm 1965, đó là một lá cờ với hình ảnh một chiếc lá phong lớn trên nền trắng, với hai vạch đỏ ở hai bên. Là cờ này nằm trong số những lá cờ dễ nhận biết nhất trên toàn cầu và có lẽ là biểu tượng của Canada đáng tự hào nhất với người dân nơi đây.
Chỉ cần nhắc tới lá cờ lá phong là người ta có thể nghĩ ngay tới đất nước Canada. Các chi tiết cụ thể của thiết kế lá cờ không đại diện hoặc có ý nghĩa cụ thể nào, chỉ có hình ảnh chiếc lá cách điệu biểu tượng cho sự thống nhất của đất nước.
Lá cờ Canada được khuyến khích treo trên cột cờ trước cửa nhà của mỗi gia đình. Còn đối với trường học, doanh nghiệp hay các tòa nhà chính phủ, việc treo cờ sẽ được thực hiện ngay bên ngoài lối vào của họ. Hơn nữa, mỗi tỉnh bang tại Canada lại có một lá có riêng tạo nên nét đặc trưng vô cùng riêng biệt.
Quốc kỳ Canada với hình ảnh một chiếc lá phong lớn trên nền trắng, với hai vạch đỏ ở hai bên
Lá phong
Lá phong là một biểu tượng gây ấn tượng vô cùng mạnh mẽ, nó không những được xuất hiện chính giữa trên quốc kỳ Canada mà hầu như mọi biểu trưng của một tập đoàn hoặc tổ chức của Canada lá phong đều được ưu tiên sử dụng như một biểu tượng chung.
Biểu tượng lá phong đã xuất hiện ở Canada lâu đến nổi dường như không ai còn nhớ chính xác nó đến từ đâu hoặc làm thế nào mà nó lại trở nên phổ biến như vậy. Tại Canada, có rất nhiều loài cây phong khác nhau (thuộc họ thực vật Aceraceae) có thể được tìm thấy với chức năng chính của chúng là cung cấp gỗ và siro ngọt có thể ăn được. Có thể nói, loài cây này mang đến nhiều ý nghĩa vô cùng đặc biệt với người dân Canada.
Theo như tiềm thức của người dân Canada, cây phong có thể được xem như một loài cây mang ý nghĩa biểu tượng cho sự lao động bền bỉ và kiên trì của những người anh hùng nơi đây, đồng thời gợi lại lịch sử người Canada ban đầu có thể chinh phục vùng thiên nhiên hoang dã này thành một trong những quốc gia đáng sống nhất thế giới.
Hình ảnh lá phong là biểu tượng lâu đời của Canada
Hải ly
Nếu lá phong là loài thực vật biểu tượng của Canada thì hải ly được xem như là loài động vật tiêu biểu cho đất nước này. Đóng vai trò là biểu tượng của Canada, những chú hải ly còn góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Canada bằng những sản phẩm thời trang lông thú. Cụ thể vào những năm 1600, mũ lông Canada được làm từ lông hải ly nổi lên như là một sản phẩm quốc dân của cường quốc trong việc sản xuất những chiếc mũ này. Do đó, hải ly được chọn là con vật biểu tượng của đất nước vào ngày 24 tháng 3 năm 1975.
Tầm quan trọng và ảnh hưởng của hải ly vẫn được nhấn mạnh trong văn hóa Canada cho đến tận ngày nay. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của loài vật dễ thương này trên khắp đất nước.
Hải ly dễ dàng được bắt gặp tại Canada
Vương miện Canada
Biểu tượng vương miện Canada đã được ghi nhận trong suốt 400 năm qua. Khi liên minh thành lập vào năm 1867, dưới sự trị vì của nữ hoàng Victoria, Canada chính thức trở thành một nước quân chủ lập hiến. Cho đến năm 1957, nữ hoàng Elizabeth II đã kế thừa ngôi vị, trở thành người cai trị Canada và toàn bộ Vương quốc Anh lâu nhất thời bấy giờ.
Vì vậy, Vương miện là một trong những biểu tượng có tầm ảnh hưởng và mang ý nghĩa vô cùng to lớn của Tòa án, ủy ban lập pháp, Quốc hội, chính phủ, lực lượng vũ trang Canada.
Ngôn ngữ chính
Tại Canada, hai ngôn ngữ chính được sử dụng nhiều nhất và mang ý nghĩa biểu tượng to lớn chính là tiếng Anh và tiếng Pháp. Từ lâu, ngôn ngữ được coi là một điều kiện bắt buộc để có thể trở thành công dân nước này bởi tất cả các chương trình di trú và định cư tại Canada đều yêu cầu bạn phải sử dụng thành thạo ít nhất 1 trong 2 ngôn ngữ trên. Năm 1969, Quốc hội Canada đã thông qua đạo luật “Ngôn ngữ chính thống – official language” nhằm:
Duy trì và đẩy mạnh sự phổ biến của ngôn ngữ chính thống của cộng đồng người thiểu số ở Canada
Thiết lập bình đẳng giữa 2 ngôn ngữ – Anh và Pháp – trong Quốc hội, Chính phủ Canada và các cơ quan khác
Xác lập quan hệ bình đẳng giữa những người sử dụng tiếng Anh và Pháp trong xã hội.
Tòa nhà quốc hội
Tòa nhà quốc hội được coi là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc tại đất nước lá phong và là nơi hoạt động của các cơ quan đầu não Chính phủ. Đây là một tổ hợp thiết kế các tòa tháp có nghệ thuật điêu khắc với những cửa kính đầy màu sắc thể hiện rõ nét, sâu sắc bản sắc của người Pháp, Anh, đặc biệt là kiểu kiến trúc Gothic rất thịnh hành dưới thời trị vì của Nữ hoàng Victoria.
Với kiến trúc mang đậm chất Gothic, tòa nhà Quốc hội được mệnh danh là tòa nhà đẹp nhất trên thế giới. Từ bao đời nay, tòa nhà Quốc hội đã trở thành một niềm tự hào của đất nước Canada, đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc.
Ngoài ra, còn rất nhiều tòa nhà của cơ quan lập pháp của các tỉnh bang ở Canada cũng được thiết kế với những kiến trúc đặc sắc. Đó chính là hội trường quốc gia của tỉnh bang Quebec được xây theo kiến trúc Pháp hoặc cơ quan của các tỉnh bang khác như Romanesque, Baroque thiết kế theo kiểu nền văn hóa dân chủ của phương Tây - Hy Lạp La Mã cổ.
Quốc huy Canada
Canada cũng có nét tương đồng như các quốc gia khác thuộc di sản châu Âu, có một quốc huy hoành tráng mang ý nghĩa biểu tượng lớn lao và thường xuất hiện trên những tấm hộ chiếu, ấn phẩm của chính phủ và con dấu bằng sáp. Trong lịch sử, đây là một trong những biểu tượng của Canada được sử dụng để phân biệt giữa bạn và thù trên chiến trường.
Quốc huy của Canada được giới thiệu lần đầu tiên vào ngày 21 tháng 11 năm 1921, theo sắc lệnh hoàng gia của Vua George thứ năm và kéo dài suốt thời gian trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II (cựu Nữ hoàng Canada).
Canada có hai phương châm, cả hai đều được ghi bằng tiếng Latin trên đỉnh của chiếc quốc huy. Đầu tiên là Desiderantes Meliorem Patriam , hay dịch ra là “Họ mong muốn một đất nước tốt đẹp hơn”, ghi nhận công ơn to lớn đối với những người nhập cư đã xây dựng Canada và mong muốn không ngừng đối với sự tự cải thiện quốc gia. Phương châm còn lại là A Mari usque ad Mare , hay “From Sea to Sea”, ca ngợi vùng lãnh thổ tươi đẹp và rộng lớn của đất nước.
Quốc huy Canada với ý nghĩa biểu tượng lớn lao
Vải sọc The Maple Leaf Tartan
Vải sọc Maple Leaf Tartan được xem là biểu tượng Canada chính thức vào ngày 9/3/2011 và được chế tác ra bởi David Weiser vào năm 1964. Năm 1967, Maple Leaf Tartan được thiết kế nhằm kỷ niệm 100 năm thành lập liên bang Canada.
Thiết kế vải sọc này lấy cảm hứng chủ đạo từ lá cây phong và sự thay đổi màu sắc qua từng mùa trong , cụ thể là đỏ, xanh, vàng và nâu như sau:
Màu vàng của lá chớm thu
Màu xanh của lá mùa hè
Màu nâu của những chiếc lá rụng trước khi đông đến
Màu đỏ của đợt sương giá đầu tiên
Vải sọc The Maple Leaf Tartan tượng trưng cho 4 mùa trong năm
Loại vải tartan thường được dùng bởi những đối tượng sau:
Trung đoàn Hoàng gia The Royal Canadian Regiment Pipes and Drums
Tiểu đoàn 2, 3 và 4.
Vải tartan được thiết kế để người dân Canada từ mọi nơi mặc, đặc biệt là vào những ngày quốc gia như Ngày Canada (1 tháng 7) và Ngày Tartan (6 tháng 4). Loại vải này là biểu tượng mang đậm niềm tự hào dân tộc của quốc gia này.
Khúc côn cầu
Tại đất nước Canada, môn thể thao được nhiều người quan tâm nhất là khúc côn cầu, nó còn được coi là môn thể thao vua của xứ sở lạnh giá Canada. Khúc côn cầu đã được phát triển ở Canada vào đầu thế kỷ 18. Năm 1982, các Đội bóng khúc côn cầu tranh giải vô địch quốc gia cúp Stanley – được tài trợ bởi Tổng Toàn Quyền, tướng Standley. Năm 2005, thành lập Giải Cúp Clarkson – do Adrienne Clarkson, Tổng Toàn Quyền gốc Á – dành cho các đội bóng nữ.
Qua một số giải thưởng kể trên, có thể nói nó đã trở thành một niềm tự hào của người dân tại đất nước này. Qua nhiều thế hệ, giới trẻ Canada luôn ưa chuộng và yêu thích môn thể thao này trong trường học hứa hẹn một tương lai vô cùng rộng mở với môn thể thao khúc côn cầu tại đất nước lá phong.
Môn thể thao khúc côn cầu được nhiều người dân Canada ưa chuộng
Bên cạnh đó, các môn curling và bóng đá cũng là môn thể thao được ưu thích không kém. Nếu bóng đá là môn thể thao có nhiều người chơi nhất thì Lacrosse – Đại côn cầu, là môn thể thao của người bản địa xem là môn thể thao mùa hè của quốc gia.
Tartan lá phong
Tartan lá phong chỉ được chính thức tuyên bố là biểu tượng của Canada vào năm 2011l nên đây được coi là một biểu tượng khá mới của Canada. Tartan lá phong bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đối với cội nguồn Scotland đặc trưng cho tất cả người dân Canada, bất kể họ có quan hệ với Scotland hay không.
Màu tartan cũng mang tính đặc trưng cho màu sắc của lá cây phong khi chúng thay đổi qua các mùa: xanh cho lá mùa hè, vàng cho đầu thu, đỏ cho cuối thu và nâu cho mùa đông. Biểu tượng của Canada Tartan lá phong nên được đeo với niềm tự hào vào Ngày Canada này (ngày 1 tháng 7) hoặc tốt nhất là ngày Tartan (ngày 6 tháng 4).
Tartan lá phong là một biểu tượng khá mới của Canada
Mounties
Mounties là biệt danh của các sĩ quan của Cảnh sát Núi Hoàng gia Canada (RCMP, một trong những biểu tượng của Canada tiêu biểu nhất trong nhiều thế hệ. RCMP được thành lập vào năm 1873 với tên gọi đầu tiên là Cảnh sát Núi Tây Bắc nhằm mục đích đưa luật pháp và trật tự đến các tỉnh mới và thăm dò mở rộng các vùng lãnh thổ phía bắc của Canada.
Cuộc phiêu lưu của các sĩ quan cảnh sát này bắt đầu trong giai đoạn Canada còn là vùng hoang sơ, đầy động vật hoang dã, những gã cao bồi điên rồ và những người da đỏ nguy hiểm đã trở thành chủ đề của nhiều bộ phim Hollywood vào đầu thế kỷ 20. Nhờ vậy, biểu tượng Mounties được phổ biến rộng rãi hơn trên toàn lãnh thổ Canada.
Các sĩ quan cảnh sát núi hoàng gia Canada Mounties
Ngày nay, các sĩ quan RCMP chỉ mặc đồng phục màu đỏ, đội mũ rộng vành mang tính biểu tượng của họ trong những dịp nghi lễ quan trọng. Các sĩ quan hoàng gia này là hình ảnh thường thấy trên các món quà lưu niệm, bưu thiếp và đồ chơi của Canada.
Xem thêm : Bây giờ bên Canada là mấy giờ? [Giải đáp]
Như vậy, qua những thông tin trên đây của ATLANTIS, chắc hẳn bạn đã có thể hiểu sâu sắc hơn về biểu tượng Canada hiện nay rồi đúng không. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu định cư tại Canada theo diện du học, tay nghề hay đoàn tụ gia đình, vui lòng liên hệ với ATLANTIS để được hỗ trợ thông tin chi tiết, tư vấn cụ thể trong việc lựa chọn chính sách phù hợp để giải quyết các vấn đề này nhanh chóng nhất nhé.